Khái niệm đặt cọc, những lưu ý khi đặt cọc tiền

Từ xưa đến nay, mỗi khi con người giao dịch với nhau thường đặt cọc trước một phần để tạo sự chắc chắn với người bán. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến đặt cọc.

Đặt cọc là gì?

Đặt cọc theo cách hiểu đơn giản của dân gian là khi bạn mua một vật nào đó nhưng bạn chưa lấy ngay hoặc cần gom tiền thì bạn sẽ đặt cọc tiền bằng 1/20 đến 1/10 tùy vào giá trị sản phẩm mà bạn cần mua, người bán sau khi nhận tiền đặt cọc thì sẽ giữ sản phẩm đó cho bạn theo thời hạn số ngày mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.

Sau khi bên bán đã bàn giao đúng sản phẩm cho bên mua theo thỏa thuận ban đầu, số tiền đặt cọc (hay còn gọi là tài sản đặt cọc: tiền mặt, vàng, đá quý) sẽ được trả lại cho bên mua hoặc trừ thẳng vào giá trị của sản phẩm. Với trường hợp một trong hai bên trong thời gian đó từ chối giao kèo, tài sản đặt cọc sẽ được trả lại hoặc giữ lại tùy theo thỏa thuận trước đó của hai bên.

Để tìm hiểu cụ thể và rõ hơn về khái niệm đặt cọc là gì bạn nên tham khảo quy định này tại điều 328 Bộ Luật Dân Sự 2015.

Khái niệm đặt cọc, những lưu ý khi đặt cọc tiền

Thời hạn đặt cọc là gì?

Một yếu tố quan trọng trong quá trình đặt cọc là thời hạn đặt cọc. Vậy thời hạn đặt cọc là gì? Thời hạn đặt cọc là khoảng thời gian bên bán và bên mua xác nhận từ ngày đặt cọc đến ngày hẹn bàn giao sản phẩm cho bên bán mà trước đó hai bên đã thỏa thuận. Sau khoảng thời gian đó, nếu không gia hạn thì thời gian đặt cọc hết hiệu lực.

Ví dụ: Anh A có một chiếc ô tô cần bán, giá rao bán là 450 triệu đồng. Ngày 10/5/2020 anh B ra giá 430 triệu đồng và hai bên đã đạt thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, anh B muốn mang xe về nhà anh ấy vào ngày 15/5/2020 vì ngày đó đẹp và hợp tuổi với anh B.

Hai bên thoải thuận anh B cọc trước 30 triệu đồng để anh A giữ xe từ ngày 10/5/2020 đến ngày 15/5/2020, đến hết ngày 15/5/2020 nếu anh B không đến lấy xe thì anh A có quyền bán chiếc xe này lại cho người khác.

Ở ví dụ trên, chúng ta biết khoảng thời gian từ ngày 10/5/2020 đến ngày 15/5/2020 được gọi là thời hạn đặt cọc. Sau ngày 15/5/2020 anh B không đến lấy xe thì thời hạn đặt cọc hết hiệu lực. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về những quy định liên quan đến thời hạn đặt cọc tại Điều 147, Bộ Luật dân sự 2015.

Khái niệm đặt cọc, những lưu ý khi đặt cọc tiền

Tiền đặt cọc có lấy lại được không?

Một dạng câu hỏi nữa mà chúng ta thường được nghe rất nhiều đó là tiền đặt cọc có lấy lại được không? Để trả lời chính xác câu hỏi này thì bạn phải dựa vào hợp đồng đặt cọc mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.
Với hợp đồng đặt cọc được thực hiện đúng quy trình quy định Nhà Nước, trường hợp bên mua đơn phương chấm dứt hợp đồng và không thực hiện đúng những quy định trong biên bản thỏa thuận đặt cọc thì bên bán sẽ được hưởng toàn bộ số tiền đặt cọc trước đó.

Còn trong trường hợp bên mua thỏa thuận trước với bên bán về việc chấm dứt hợp đồng và thực hiện đúng theo những yêu cầu trong biên bản thỏa thuận đặt cọc thì bên bán sẽ trả lại số tiền đặt cọc trước đó cho bên mua. Trường hợp bên mua đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên bán, bên mua phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc và trả thêm một phần tiền khác tương đương với số tiền đặt cọc ban đầu.
Chúng tôi hi vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp một số thông tin bổ ích cho bạn về những vấn đề xung quanh chủ đề đặt cọc https://alonhatro.com/.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hướng dẫn sử dụng toner ( nước hoa hồng ) đúng cách và hiệu quả nhất

>>> mặt nạ lululun mask nhật bản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *